Giới thiệu chung

Bản đồ thành phố Yên Bái

1. Dân số, lao động và dân tộc:

Xã có 5 thôn với tổng dân số toàn xã là 1018 hộ, 3548 nhân khẩu, 2072 lao động, trong đó lao động nông nghiệp có 1550 người, chiếm 74,9% tổng số lao động của toàn xã; lao động phi nông nghiệp 522 người, chiếm 25,1% tổng số lao động của toàn xã. Tỷ lệ tăng dân số bình quân khoảng 0,95%/năm.Trên địa bàn xã có 96,65% dân tộc kinh..

2. Kinh tế

Nghề nghiệp chính của nhân dân xã là làm nông nghiệp, tuy nhiên sau những năm đổi mới theo định hướng của Đảng và Nhà nước, do thu nhập từ làm nông nghiệp còn hạn chế, nên nhiều hộ gia đình đã chuyển đổi cây trồng như:  Trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như cây bưởi, trồng cây đào cảnh…, mở rộng mặt ao hồ chăn cá thịt, xây dựng các mô hình gia trại chăn nuôi trâu, bò,  trang trại lợn, sản xuất kinh doanh tổng hợp, dịch vụ.

Đặc biệt, những năm gần đây nhà nước ban hành các quy định , chủ trương xã hội hóa nghề rừng được cụ thể hóa, đầy đủ hơn; quản lý nhà nước có tiến bộ chủ yếu bằng công cụ pháp luật, chính sách; nhận thức của xã hội về ngành kinh tế lâm nghiệp nhất quán hơn. Sản xuất lâm nghiệp tăng trưởng nhanh, người dân địa phương quan tâm, chú trọng đầu tư phát triển kinh tế gia đình theo hướng trồng rừng; đời sống người dân được nâng cao.

 Đến nay người dân làm thuần nông còn chiếm 70,8 % số hộ, kiêm nghề và làm phi nông nghiệp 29,2 %. Vốn cần cù lao động, luôn đổi mới về nhận thức xã hội, tích cực lao động sản xuất gắn liền với việc xây dựng phát triển kinh tế, không cam chịu đói nghèo, hộ khá giàu của xã chiếm 70%, hộ nghèo còn 1,1%

3. Xã hội

– Về Y tế: Hệ thống Y tế của xã được rộng khắp, 100% các thôn có cán bộ y tá thôn bản, trạm y tế đạt chuẩn.

– Về giáo dục: xã có đủ hệ thống trường học từ Mầm non đến THCS, đã đạt chuẩn quốc gia.

– Về văn hoá: Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, nhân dân có điều kiện để được tiếp cận với công nghệ thông tin, mua sắm phương tiện nghe nhìn. Đến nay trên 100% các hộ gia đình có phương tiện nghe nhìn. Tỷ lệ người dân có điện thoại di động đạt trên 99 %. 100% các thôn có sóng điện thoại, sóng truyền hình. Các loại hình Văn hoá vật thể, phi vật thể, giá trị văn hoá được giữ gìn và phát triển tốt. Về thiết chế văn hoá. Cán bộ làm công tác Văn hoá được biên chế 1 đồng chí, có đủ tiêu chuẩn bằng cấp và năng lực thực tế;  Nhà văn hóa xã được nâng cấp đảm bảo 200 chỗ ngồi, sân thể thao rộng 1500 m2, nhà văn hoá, sân thể thao xã có đầy đủ các thiết bị phục vụ cho sinh hoạt và giao lưu văn hoá, thể thao. Đối với các thôn, 5/5 thôn đã có nhà văn hoá được nâng cấp sửa chữa và làm mới, nhà văn hoá nhỏ nhất vẫn dảm bảo trên 50 chỗ ngồi, các nhà văn hoá có các trang thiết bị cơ bản phục vụ cho hội họp tại thôn. Hằng năm, xã đều có từ 100 % số thôn đạt khu dân cư văn hoá, trên 90 % hộ gia đình đạt chuẩn văn hoá.

4. Giao thông

Bản đồ giao thông xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái.

Hệ thống đường liên thôn, liên xã đã được bê tông hóa, thuận lợi cho đi lại và sản xuất nông lâm nghiệp.

5. Địa lý vàThổ nhưỡng

Tổng diện tích: 14.98 km2

Đặc điểm thổ nhưỡng ở xã đa dạng và phong phú, gồm các loại đất như sau:

– Đất Feralit đỏ vàn trên núi, đất mùn trên núi cao: Loại đất này chiếm diện tích lớn nhất khoảng  9000 ha. Phân bố nhiều ở các thôn có rừng như Tân Đức, Tân Hương, Tân Ấp, Tân Sơn  Đất có độ phì và độ dốc tương đối cao, thích hợp cho trồng cây Lâm nghiệp.

– Đất thịt nhẹ: Chiếm khoảng 400 ha, phần lớn được dùng để trồng lúa nước, trồng ngô và cây công nghiệp ngắn ngày khác.

– Đất cát pha: Chiếm khoảng gần 50 ha tập trung chủ yếu ở các thôn có địa hình tương đối bằng phẳng như Tân Đức, thôn Tân Hương. Đất có thành phần cơ giới thô, kết cấu rời rạc, dung tích hấp thụ các chất dinh dưỡng như mùn, đạm, lân đều nghèo, kali tổng số cao, nhưng kali dê tiêu nghèo, thích hợp và được đưa vào trồng các loài cây như rau, lạc, đỗ, ngô…

– Ngoài các loại đất chính trên còn có đất bạc màu, đất lầy thụt. Tuy nhiên, diện tích nhỏ và có nhiều hạn chế trong sản xuất nông nghiệp.

6. Thực trạng môi trường

Bản đồ vệ tinh xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái.

Địa bàn xã không có khu công nghiệp, làng nghề, độ che phủ rừng cao nên môi trường trên địa bàn xã không bị ô nhiễm. Tuy nhiên, quá trình sử dụng phân bón, thuốc BVTV, tập quán canh tác nông nghiệp thuần tuý, xã chưa có bãi rác tập trung, bao bì thuốc bảo vệ thực vật được nhân dân bỏ tại 18 bể đốt rác nhỏ trên địa bàn, rác sinh hoạt đươc thu gom và công ty môi trường vào vận chuyển đi xử lý.

Các hoạt động trồng rừng chủ yếu các khâu sử lý thực bì, làm đất, trồng, chăm sóc theo phương pháp thủ công. Đặc biệt sử lý thực bì theo tập quán đốt toàn diện đã tạo khí CO2 thải ra môi trường, sói mòn đất và hủy hoạt môi trường sống của các loài động thực vật, phần nào có ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt và ảnh hưởng đến đời sống cộng đồng. Hoạt động này trái với quy định trong nguyên tắc 6 Môi trường của quản lý rừng bền vững.

Các hoạt động khai thác, mở đường vận xuất, vận chuyển chưa có các giải pháp bảo vệ môi trường và duy tu bảo dưỡng đường hàng năm đã tạo ảnh hưởng không nhỏ đến sói mòn đất, ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt của cộng đồng.

Vì vậy, trong thời gian tới cần quan tâm giải quyết vấn đề này để giữ gìn, đảm bảo cho cảnh quan môi trường của xã luôn xanh, sạch, đẹp. Nâng cao ý thức của phần lớn nhân dân trên địa bàn trong công tác bảo vệ môi trường đất, nguồn nước… tạo không gian sống trong sạch, đảm bảo sức khỏe. Giáo dục trẻ em có ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên…

 

Powered by VNPT